Những
chuyện sau 30-4-1975 không thế nào quên được,
Nguyễn-Huy Hùng (ảnh chụp đầu tháng 4-2008)
@@@
NGUYỄN-HUY
HÙNG.
V́ áp lực của Hoa Kỳ cắt viện trợ nên ngày 21-4-1975, Tổng Thống Nguyễn
văn Thiệu phải từ chức, nhường cho Phó Tổng thống Trần văn Hương lên
thay. Trước khi bàn giao, Tổng Thống Thiệu đă xuất hiện trên màn ảnh của
đài vô tuyến truyền h́nh Saigon, nói chuyện để giă biệt quốc dân đồng
bào miền Nam Việt Nam, với những lời nghẹn ngào phân bua là bị đồng minh
Hoa Kỳ phản bội.
Đến lượt tân Tổng Thống Hương cầm quyền, vẫn tiếp tục bị áp lực, nên
ngày 25-4-1975, cũng lại phải tuyên bố từ chức, và yêu cầu Quốc hội Việt
Nam Cộng Hoà đề cử người thay thế.
Ngày
27-4-1975, một số Dân cử trong Quốc hội chưa di tản, họp nhau lại thảo
luận sôi nổi đến tối, và đi đến quyết định cuối cùng là ủy quyền cho Đại
tướng Dương văn Minh làm Tổng thống, để tiếp xúc với Việt cộng t́m giải
pháp chấm dứt cuộc chiến.
Sáng sớm
ngày 28-4-1975, kư giả Huy Vân (bút hiệu của Trung úy Nguyễn Trung Hoà,
đă chết trong trại tập trung Tân Lập, Vĩnh Phú, Bắc Việt, năm 1978) Chủ
bút Nhật báo Tiền Tuyến, đă tŕnh cho Tôi (Chủ nhiệm) biết là, có nguồn
tin chính xác từ giới thân cận Tướng Dương văn Minh cho hay, hôm nay ông
Minh sẽ dùng trực thăng đi thị sát mặt trận Long Khánh, để bí mật tiếp
xúc với người đại diện của Cộng sản Bắc Việt.
Buổi
chiều cùng ngày 28-4-1975, ông Minh làm lễ nhậm chức, chỉ có mặt 2 vị
Đại sứ Hoa Kỳ và Pháp tham dự. Tối 28-4-1975 ông Minh tuyên cáo trên làn
sóng đài phát thanh Saigon, yêu cầu Đại sứ Hoa Kỳ rút hết nhân viên
D.A.O. ra khỏi miền Nam Việt Nam trong ṿng 24 tiếng đồng hồ, để ông ta
dễ thương thuyết với Cộng sản về giải pháp đ́nh chiến.
Tướng
Vĩnh Lộc, tân Tổng Tham mưu trưởng Quân lực VNCH, do Tổng thống Minh bổ
nhiệm, xuất hiện trên màn ảnh của đài vô tuyền truyền h́nh Saigon, kêu
gọi quân sĩ vững tâm duy tŕ kỷ luật tiếp tục chiến đấu, sau khi đă bầy
tỏ những lời khinh chê các Tướng, Tá, hèn nhát bỏ quân đào ngũ trốn chạy
như chuột.
Ngày
29-4-1975, trực thăng của Hoa Kỳ từ Hạm đội 7 đang hoạt động tại ngoài
khơi Thái B́nh Dương, bắt đầu dồn dập liên tục bay vào Saigon bốc người
di tản, và chấm dứt vào tảng sáng 30-4-1975.
Saigon
trong những ngày cuối tháng 4-1975 được đặt trong t́nh trạng giới nghiêm,
tất cả các báo ngưng hoạt động, riêng chỉ có Nhật báo Tiền Tuyến vẫn
phát hành hàng ngày, để gửi qua Cơ quan chuyển vận thuộc hệ thống Tiếp
vận Quân đội chuyển đến các đơn vị. Việc này thực hiện được là nhờ Trung
tướng Trần văn Trung Tổng Cục Trưởng Chiến tranh Chính trị, chỉ thị Cục
Tâm lư chiến in hàng đêm, và chuyển sang Tiếp vận gửi đi. Đại tá Phan
Trọng Thiện, Cục Phó Cục Tâm Lư Chiến được lệnh tiếp xúc với Tôi làm
việc này. Sau 30 tháng 4, Đại tá Thiện cũng phải đi tập trung cải tạo.
Chúng tôi cùng phải chuyển qua nhiều trại. Đến năm 1982 đang ở trại
Thanh Phong, Như Xuân, Thanh Hoá (nơi có trại Thanh Cầm mà CSVN đă dự
tính đem tất cả vợ con tù cải tạo, đến cùng chồng định cư vĩnh viễn ở
nơi vùng rừng núi Trường Sơn đó), th́ Tôi được chuyển về trại Z30C, Hàm
Tân, Thuận Hải, Nam Việt, c̣n anh Thiện bị chuyển ra vùng Nam Hà, Bắc
Việt. Sau khi định cư tỵ nạn tại Hoa Kỳ, Tôi có dịp gặp lại anh Thiện,
trong một kỳ họp mặt anh em Hội ái hữu Chiến tranh Chính trị Hải ngoại
tại quận Orange, Nam California, nên biết được anh Thiện định cư tại
Connecticut, Hoa Kỳ.
Chiều
ngày 29-4-1975, đường phố Saigon bỗng dưng nhộn nhịp như vỡ chợ, mặc dù
vẫn c̣n lệnh giới nghiêm. Xe dân sự, xe quân sự đua nhau chạy ngược chạy
xuôi vội vă. Người ta đi t́m đến các điểm tập trung theo giấy thông hành
di tản riêng quy định từ trước, để chờ trực thăng Mỹ bốc đi. Đầy nghẹt
xe cộ và người bu đông trước Toà Đại sứ Mỹ ở đường Thống Nhất, và tại
Bến Bạch Đằng cuối đường Tự Do, khu gần Bộ Tư lệnh Hải Quân QLVNCH.
Khu Thị
Nghè gần Tân Cảng, đồ hộp thực phẩm đủ loại lấy ở các kho của Mỹ đổ bán
đầy đường, rẻ mạt, người ta tranh nhau mua về tích trữ. Những khu có các
chung cư người Hoa Kỳ di tản, người ta ùn ùn kéo nhau vào hôi đồ đạc tự
do, trước sự chứng kiến của Cảnh sát.
Khoảng 10
giờ ngày 30-4-1975, Dương văn Minh tuyên cáo qua làn sóng Đài phát thanh
Saigon, ra lệnh cho binh sĩ buông súng thôi không chiến đấu nữa, đợi
Cách mạng vào bàn giao. Tôi rời Toà báo lái xe chạy sang Tổng cục, không
thấy Trung tướng Trung, theo lời nhân viên văn pḥng cho biết, Trung
tướng được lệnh gọi sang họp bên dinh Tổng Thống.
Tôi lên
xe chạy về đón vợ con t́m đường thoát xuống miền Tây, hoặc t́m tầu di
tản. Bến Khánh Hội, bến Tân Cảng, không c̣n tầu. Đường qua cầu Bến Lức
đi miền Tây, đầy nghẹt xe hơi đủ loại đậu nối đuôi nhau dài hàng cây số.
Đường đi Vũng Tầu c̣n giao tranh nguy hiểm không đi được. Vô kế khả thi,
Tôi đành chở vợ con vào trú tạm nhà người quen ở ngay khu bến xe Lục
tỉnh, gần Viện Hoá Đạo, sẵn sàng đón nhận tất cả những điều tồi tệ nhất
sẽ đến với ḿnh và vợ con ḿnh.
Khoảng 4
giờ chiều 30-4-1975, không biết từ đâu về, bao nhiêu là đàn ông lực
lưỡng nhào lên ngồi đầy trên tất cả các chiếc xe đ̣ đi miền Tây, miền
Đông, nằm ụ tại đó từ những ngày bắt đầu giới nghiêm đến giờ, và yêu cầu
các chủ xe chở họ đi miền Tây hoặc miền Đông. Trong xe hết ghế, người ta
ngồi đầy cả trên nóc xe. Hỏi ra mới biết là quân nhân thuộc Trung đoàn
đóng ở cầu Bến Lức, đường đi Long An. Sau khi nghe lệnh Dương văn Minh
yêu cầu buông súng đợi bàn giao cho Cộng sản, họ đă vứt bỏ quân trang vũ
khí xuống sông, rời đơn vị đi t́m đường về quê quán với gia đ́nh, chớ
không đợi bàn giao cho Cộng sản như lệnh của ông Tướng phản bội chiến
hữu, phản bội nhân dân miền Nam.
Cũng
trong lúc đó, từ các ngơ hẻm, một số dân đi theo mấy anh Nhân dân Tự vệ
mặc quần áo đen, cột mảnh băng vải đỏ nơi tay áo, lăm lăm cây súng, ùn
ùn kéo nhau ra, trèo đại lên các xe GMC quân đội bỏ bên đường, lái đi
hôi của tại các Kho hàng của Quân tiếp vụ QLVNCH ở phiá sau Chợ Cá Trần
quốc Toản.
Một nhóm
khác, gồm đôi ba Nhân dân tự vệ mặc quần áo đen, mang súng của VNCH cấp,
cùng mươi lăm người dân lao động khác đeo nơi tay áo trái băng vải đỏ (những
người Cách mạng 30 tháng 4), hô hoán kéo nhau ra B́nh bông ngă 7, căng
biểu ngữ và cờ nửa xanh nửa đỏ, có ngôi sao vàng ở giữa (cờ quân giải
phóng miền Nam), đợi đón mừng giải phóng quân vào Thành phố.
Khoảng 5
giờ th́ có 1 đoàn xe Molotova, chở mỗi xe chừng dăm bẩy anh Giải phóng
quân, mặt non choẹt, xanh lét, búng ra sữa, dáng sợ sệt, ngồi bệt dưới
sàn xe, tựa lưng vào nhau, tay ôm chặt khẩu AK của Cộng sản, quay mặt
ngơ ngác nh́n lên các tầng lầu 2 bên phố mà đoàn xe chạy qua. Đứng trên
lầu cao nh́n xuống, thấy chẳng khác nào những con ếch ngồi trong đáy
thùng thiếc mà người ta đem ra chợ bán vậy. Trông thật đáng tội nghiệp,
chẳng thấy tư hào khí nào của những anh hùng giải phóng, kiêu hănh như
các anh Cán bộ Cộng sản Bắc Việt cả.
Big MINH (1) hàng, thế là xong,
Nghe lời tuyên cáo mà ḷng nát tan.
Thất thần, cổ nghẹn, lệ tràn,
Tim rung loạn nhịp, thời gian đọng ch́m.
Bàng hoàng như gẫy cánh chim,
Không gian đảo lộn, khó t́m lối ra.
Thôi rồi ! mất nước mất nhà,
Bao năm chiến đấu bôn ba ích ǵ?
Sóng lùa Dân chủ trôi đi,
Tự do biến mất c̣n chi cuộc đời.
Xuôi tay phó mặc ông Trời,
Chờ coi đảng cướp thị oai thế nào.
Xem bầy phản bội ra sao,
Vinh thân hay cũng phải vào ngục đen.
Cộng Hoà Chiến sĩ chẳng hèn,
Lột Quân trang phục vứt bên lề đường.
Tản đi khắp nẻo Quê hương,
Không hàng Việt Cộng, như phường Big MINH
_____________________
(1) Hoa
kỳ thường gọi Dương văn Minh bằng Big MINH, để phân biệt với Thiếu tướng
Trần văn Minh Tư lệnh Quân khu1 có khổ người nhỏ hơn.
NGUYỄN-HUY HÙNG
Cựu Đại
Tá Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, Phụ tá Tổng Cục trưởng Chiến tranh Chính
trị kiêm Chủ nhiệm Nhật báo Tiền Tuyến trước 30-4-1975,
Cựu tù
nhân chính trị 13 năm lao đông khổ sai trong các trại tập trung cải tạo
của Đảng Việt Cộng và Nhà nước Cộng hoà xă hội Chủ nghiă Việt Nam trên
cả 3 miền đất nước Việt Nam sau ngày Quốc hận 30-4-1975.