Giấc Mộng Obamacare - .
..Obamacare
đến nay đă đẻ ra 19.842 điều lệ, tổng cộng dầy hơn 20.000 trang...
Obamacare sẽ là một vấn đề thời sự quan trọng từ giờ cho đến năm tới.
Năm 2014 là năm Obamacare sẽ có hiệu lực trọn vẹn tuy những hệ quả lâu
dài vẫn c̣n mù mờ. Đến tháng Mười năm nay, tất cả 50 tiểu bang đều phải
thiết lập xong các trung tâm phối hợp (exchanges) để thiên hạ có thể t́m
mua bảo hiểm y tế thích hợp nhất. Năm tới cũng là năm có bầu cử giữa mùa,
bầu lại Hạ Viện, một phần ba Thượng Viện và hàng loạt thống đốc, dân
biểu và nghị sĩ tiểu bang. Phản ứng của dân Mỹ đối với Obamacare sẽ được
thể hiện qua lá phiếu.
Chính quyền Obama ư thức được từ đầu sự thiếu hậu thuẫn của Obamacare
nên đă cố t́nh kéo dài thời gian hiệu lực trọn vẹn qua khỏi cuộc bầu cử
tổng thống năm 2012.
Cuộc bầu tổng thống có ảnh hưởng quyết định trong một vài điều luật.
Chẳng hạn như điều cho phép các con được bảo hiểm cùng với cha mẹ cho
đến 26 tuổi, là một trong những điều luật được ủng hộ mạnh, th́ có hiệu
quả ngay lập tức, từ năm 2009, trước hai cuộc bầu năm 2010 và 2012.
Ngoài ra, chính quyền Obama cũng đặc miễn cho gần 1.500 công ty, phần
lớn có nghiệp đoàn, được miễn áp dụng Obamacare cho đến năm 2014 để
tránh phải sa thải hàng loạt nhân viên trước cuộc bầu tổng thống 2012.
Nói cách khác, TT Obama ư thức rất rơ một số điều luật trong Obamacare
sẽ bị mất ḷng dân rất nhiều, nên thu xếp ngày hiệu lực ḷng ṿng quanh
cuộc bầu cử tổng thống năm 2012, có lợi th́ có hiệu lực sớm, có hại th́
có hiệu lực sau, để bảo đảm ông được tái đắc cử.
Cung cấp bảo hiểm cho toàn dân là điều ông mong muốn càng sớm càng tốt,
nhưng tái đắc cử vẫn là chuyện quan trọng hơn.
Bây giờ Obamacare tới đâu rồi?
Thượng nghị sĩ Dân Chủ Max Baucus nhận định Obamacare như xe lửa đang
lao khỏi đường rầy (train wreck) v́ hơn một nửa các tiểu bang từ chối
không thiết lập các trung tâm phối hợp này. Đại đa số dân chúng sẽ không
biết phải làm ǵ, mua bảo hiểm ở đâu, làm sao tránh bị phạt. Sẽ là t́nh
trạng rối loạn hơn tơ ṿ.
Báo phe ta New York Times nhận định vấn đề lớn nhất của Obamacare sẽ là
thiếu bác sĩ. Phần lớn số 30 triệu người được Obamacare cho gia nhập thị
trường y tế sẽ cần bác sĩ tổng quát. Hiện nay, ở Mỹ, cứ 10 bác sĩ th́
chỉ có 3 người là bác sĩ tổng quát, c̣n 7 người là bác sĩ chuyên môn, v́
bác sĩ chuyên môn có lợi tức gấp ba lần bác sĩ tổng quát, ít người muốn
làm bác sĩ tổng quát. Hiện nay, Mỹ đang thiếu bác sĩ tổng quát trầm
trọng, nhất là tại các vùng nông thôn hay tỉnh nhỏ. Bây giờ thêm 30
triệu người nữa th́ chắc chắn bệnh nhân sẽ phải lấy hẹn cả tuần nếu
không phải cả tháng trước, và đến pḥng mạch th́ sẽ chờ mỏi cổ.
Chuyện thiếu bác sĩ, thiên hạ đă biết từ bốn năm trước rồi. Bây giờ báo
phe ta New York Times mới chịu nh́n nhận, sau khi gạo đă thổi thành cơm
từ ba năm nay rồi.
Một nhà báo phe ta khác, Joe Klein trên báo Time, đă phải than phiền về
“Obamacare Incompetence”, chỉ trích chính quyền Obama đă ḅ chậm hơn rùa
v́ quá nặng nề, không thể nào toàn bộ luật có thể có hiệu lực đầy đủ
đúng hạn kỳ được. Luật Obamacare cho đến nay đă đẻ ra 19.842 điều lệ,
tổng cộng dầy hơn 20.000 trang giấy lớn, chồng thành tập cao hơn hai
thước.
Nhưng đây không phải là những vấn đề lớn nhất của Obamacare.
Trên căn bản Obamacare ra đời với hai mục đích chính: 1) cung cấp bảo
hiểm và dịch vụ y tế cho toàn dân, bao gồm những người đă có bịnh mà bị
các hăng bảo hiểm từ chối bảo hiểm, và những người v́ nhiều lư do không
có bảo hiểm y tế; và 2) cắt giảm chi phí bảo hiểm và dịch vụ y tế quá
cao hiện nay của Mỹ, giúp làm nhẹ bớt gánh nặng quá lớn cho các gia đ́nh
nghèo. Tên gọi chính thức của Obamacare là “Affordable Care Act”, đại
khái dịch là “Luật Về Chăm Sóc Y Tế Có Thể Gánh Chịu Được”.
Đối với mục đích đầu, nhiều người đă làm tính và thấy không mua bảo hiểm
và đóng phạt rẻ và có lợi hơn mua bảo hiểm. Đây là suy tính điển h́nh
của giới trẻ là giới phải đóng tiền bảo hiểm cao trong khi họ thấy không
cần bảo hiểm v́ họ c̣n rất khỏe mạnh, để tài trợ cho việc bảo hiểm những
người lớn tuổi, dễ bị bịnh hơn.
Đối với mục đích thứ hai, th́ mới đây, một tổ chức nghiên cứu (Society
of Actuaries, là ngành chuyên tính về xác xuất bảo hiểm) đă cho biết chi
phí y tế sau khi Obamacare có hiệu lực, sẽ tăng trung b́nh một phần ba
(32%) chứ không thể suy giảm như TT Obama hứa hẹn. Một vài tiểu bang sẽ
thấy chi phí y tế giảm nhẹ, nhưng hầu hết các tiểu bang khác đều sẽ thấy
chi phí tăng vọt, nhiều ít tùy tiểu bang:
Giảm chi phí: các tiểu bang giàu vùng đông bắc như Nữu Ước,
Massachusetts, New Jersey, Rhode Island, Vermont. Giảm trung b́nh trên
dưới 10%.
Tăng chi phí: các tiểu bang kỹ nghệ với nhiều dân lao động vùng đại hồ
như Ohio (+80%), Wisconsin (+80%), Indiana (+68%), các tiểu bang nghèo
với nhiều dân da màu như Maryland (+67%), Alabama, Mississippi, và tiểu
bang nhiều di dân gốc Nam Mỹ, Cali (+62%).
Nh́n vào những con số trên, ta thấy cái mâu thuẫn lớn của Obamacare: với
mục đích giảm chi phí bảo hiểm và dịch vụ y tế cho dân nghèo, rốt cuộc,
Obamacare sẽ cắt giảm chi phí tại những tiểu bang giàu sụ nhất, trong
khi lại tăng mạnh tại các tiểu bang nhiều dân lao động, dân da đen và
dân gốc Nam Mỹ nhất. Dân tỵ nạn ta phần lớn sống tại Cali và Maryland,
là hai tiểu bang nằm trong danh sách chi phí tăng mạnh nhất, hơn 60%.
Đại khái nếu tổng cộng chi phi y tế trước đây là 1.000 đô một tháng, th́
trong tương lai gần, bà con ta sẽ phải trả hơn 1.600 đô. Nhờ Obamacare.
Cái lư do đơn giản nhất là những tiểu bang nghèo cũng là những tiểu bang
có nhiều người trước đây không có bảo hiểm nhiều nhất. Bây giờ số người
tham gia vào thị trường y tế cũng lớn nhất tại những tiểu bang này, và
do đó, chi phí cũng tăng mạnh nhất luôn.
Những nghiên cứu loại này thật ra chỉ xác nhận bằng các con số cụ thể
những ǵ mà thiên hạ ai cũng biết hết từ lâu rồi. Những quảng bá của TT
Obama, là Obamacare sẽ cắt giảm chi phí y tế đi ngược lại mọi lư luận
toán học hay kinh tế sơ cấp. Khi các công ty bảo hiểm, nhà thương, bác
sĩ bị bắt phải nhận những người bị bệnh nặng từ trước th́ không có cách
nào chi phí y tế có thể giảm được. Chỉ có các chính trị gia và những
người nhắm mắt tin họ mới có thể chấp nhận cái lư luận ngược đời như vậy.
Ở đây, phải nh́n nhận trên phương diện nhân đạo, Obamacare mở cửa cho
những người bị bệnh nặng được bảo hiểm và chữa trị đầy đủ, là một tiến
bộ cho dân Mỹ, không ai có thể chối căi được. Nhưng TT Obama đáng lẽ ra
nên chân thật với dân hơn, và nh́n nhận là cái giá phải trả sẽ không nhỏ,
chứ không nên lập lờ khẳng định Obamacare sẽ cắt giảm chi phí y tế. Vấn
đề là nếu nói thật ra từ đầu th́ Obamacare đă chết trong trứng nước.
Chẳng những TT Obama đă không nói sự thật về việc chi phí y tế sẽ tăng,
mà ông cũng không dám nói gia tăng sẽ mạnh nhất trong những tiểu bang
nhiều người nghèo nhất. Đây chính là khối cử tri mê Obamacare nhất, chỉ
v́ thiếu hiểu biết nhất. Họ hoan hô Obamacare v́ khiá cạnh nhân đạo, mà
không nh́n vào khiá cạnh kinh tế. Hay có nh́n vào khiá cạnh kinh tế, th́
cũng vẫn hoan hô v́ tin vào lập luận mỵ dân của TT Obama: nhà giàu sẽ bị
đánh thuế nặng hơn để chi trả cho bội phí này.
Điều mà nhiều người nghèo không thể hay không chịu nh́n thấy, là thực tế
không dễ ǵ đánh thuế nhà giàu. Họ sẽ có đủ trăm phương ngàn kế để trốn
thuế. Nếu không trốn thuế được th́ họ sẽ t́m cách chuyền thuế của họ lên
đầu người khác, như tăng giá hàng và dịch vụ của họ, và người tiêu thụ,
giàu cũng như nghèo, sẽ là những nạn nhân cuối cùng. Một cách giản dị và
cụ thể, ông chủ đại siêu thị có bị đóng thuế cao hơn, sẽ tăng giá hàng,
người mua hàng sẽ trả giá cao hơn, tức là gánh cái thuế dùm cho ông đại
gia.
Phản ứng đầu tiên của chính quyền Obama là chẻ sợi tóc làm ba, chỉ trích
nghiên cứu trên sơ hở nhiều điểm kỹ thuật, do đó, không chính xác. Nhưng
cuối cùng th́ bà Bộ Trưởng Y Tế Kathleen Sebelius đành phải nh́n nhận
chi phí y tế sau Obamacare sẽ gia tăng chứ không giảm.
Bà Sebelius nh́n nhận chi phí bảo hiểm sẽ tăng, nhưng cố bào chữa bằng
cách nhấn mạnh chính quyền Obama sẽ giúp những người nghèo không đủ
phương tiện. Câu hỏi đặt ra là như vậy th́ những người không phải là
nghèo nhất, đại đa số dân gọi là trung lưu th́ sao?
Kẻ viết này đă nhiều lần lập luận trên cột báo này, xứ Mỹ gồm có ba
thành phần xă hội: dân nghèo nhất th́ được Nhà Nước tung tiền ra giúp đỡ
đủ cách, dân giàu nhất th́ dư dả lo cho ḿnh, chỉ có khối dân nửa nạc
nửa mỡ, gọi là trung lưu, là khối dân kẹt cứng ở giữa. Đóng thuế tối đa
mà không có cách trốn thuế, và không đủ nghèo để được Nhà Nước giúp.
Dưới chính quyền Obama, khối này sẽ phải đóng bảo phí cao hơn, trong khi
việc làm th́ phiêu lưu hơn, mất job như chơi, đồng thời sẽ phải đóng
thuế cao hơn để Nhà Nước có tiền tài trợ bảo phí cho khối dân nghèo.
Trên nguyên tắc, Obamacare sẽ bành trướng chương tŕnh Medicaid cho
người nghèo rất nhiều. Đây là một chương tŕnh được tài trợ bởi các tiểu
bang, với sự trợ giúp của liên bang.
Trong t́nh trạng kinh tế khó khăn hiện nay, hầu hết các tiểu bang chẳng
những khó mở rộng Medicaid v́ thiếu tiền, mà c̣n sẽ phải cắt bớt
Medicaid. Nhà Nước Obama đă hứa hẹn chính quyền liên bang sẽ gánh 100%
phần gia tăng chi phí đó trong ba năm đầu kể từ ngày tiểu bang mở rộng
Medicaid, rồi những năm sau đó sẽ trợ giúp 90%. Nghe th́ rất phấn khởi.
Vấn đề là các thống đốc tiểu bang nh́n vào t́nh trạng tài chánh liên
bang, và không dễ tin lời hứa hẹn của TT Obama như đám dân thường. Họ
cho rằng liên bang sẽ không có đủ tiền để gánh cái phụ phí này, và cuối
cùng th́ các tiểu bang sẽ là nạn nhân thực sự v́ phải gánh chịu bội phí
một ḿnh. Phần lớn đây là những tiểu bang nghèo miền nam, đang gặp khó
khăn ngân sách nặng.
Một nửa số tiểu bang do đó đă từ chối không nới rộng chương tŕnh
Medicaid này. Và Tối Cao Pháp Viện đă nh́n nhận quyền từ chối này của
các tiểu bang. Kết quả là những thành phần trung lưu thấp, sẽ bị kẹt
trong cuộc tranh chấp giữa tiểu bang và liên bang. Chưa đủ tuổi để vào
chương tŕnh Medicare cho người già, không đủ nghèo để vào chương tŕnh
Medicaid cho người nghèo, chưa đủ giàu để có thể bỏ tiền túi mua bảo
hiểm thường, và sẽ bị phạt nặng nếu không mua bảo hiểm y tế. Trên đe
dưới búa.
TT Obama khi tranh cử lần đầu năm 2008, đă trực diện ba vấn đề lớn của
Nước Mỹ: 1) khủng hoảng gia cư đưa đến khủng hoảng tài chánh rồi khủng
hoảng kinh tế, và thất nghiệp lan tràn, 2) cuộc chiến dai dẳng chống
khủng bố cùng với hai cuộc chiến liên hệ tại Afghanistan và Iraq, và 3)
khủng hoảng chính trị thể hiện bởi phân hoá trầm trọng giữa hai chính
đảng, từ thời TT Clinton qua đến thời TT Bush.
TT Obama hứa hẹn giải quyết cả ba vấn nạn lớn và được đa số dân Mỹ tín
nhiệm.
Kết quả, sau một nhiệm kỳ, ta thấy kinh tế vẫn èo uột, chiến tranh tại
Trung Đông chấm dứt tuy chiến tranh chống khủng bố vẫn là câu hỏi lớn,
nhất là sau vụ bom nổ tại Boston mới đây, và nước Mỹ phân hóa hơn bao
giờ hết.
Nhiều người đă đặt vấn đề khả năng của TT Obama, một người với một quá
tŕnh mỏng hơn trang giấy trước khi lên làm tổng thống. Nhận định này có
phần đúng, nhưng chưa đủ để giải thích những thành quả yếu kém của TT
Obama. Muốn hiểu rơ vấn đề th́ phải nh́n xa hơn.
TT Obama là người có tham vọng cực kỳ lớn, tự cho ḿnh là Đấng Tiên Trị
giáng trần để đổi đời, chứ không phải để giải quyết những vấn đề thời sự
tạp nhạp.
Những chuyện như giải quyết thất nghiệp, chấm dứt chiến tranh, làm hoà
với đối lập, ... thật ra đều không quan trọng đối với TT Obama, bất kể
những hứa hẹn khi tranh cử. Toàn là những chuyện thời sự nhất thời, đến
rồi đi bất kể ông làm ǵ hay không làm ǵ. Trong đầu ông là những chuyện
có tính đổi đời, có hậu quả dài hạn thay đổi đời sống người dân. Như
những chuyện mà các TT Roosevelt, Johnson, hay Reagan đă làm. TT
Roosevelt là cha đẻ qũy hưu trí Social Security, TT Johnson đă tặng cho
dân Mỹ Medicare, Medicaid, và luật giải phóng dân da màu. TT Reagan đă
mang nước Mỹ theo con đường bảo thủ trong gần nửa thế kỷ, giải thoát thế
giới khỏi ách thống trị của cộng sản sau hơn 70 năm.
Đó là lư do TT Obama đă chú tâm hoàn toàn vào vấn đề Obamacare trong hai
năm đầu của ông, lơ là khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp. Ông muốn đó
phải là tác phẩm ông để lại cho hậu thế. Ông cũng hiểu ông chỉ có thể
thực hiện được giấc mộng đó khi mà đảng Dân Chủ của ông kiểm soát cả Lập
Pháp lẫn Hành Pháp, tức là trong hai năm 2009-2010. TT Obama gọi đó là
“cơ hội chỉ có một lần trong đời người” (once in a lifetime window of
opportunity).
Kinh tế tŕ trệ ở mức tăng trưởng 1%-2%, 15 triệu người thất nghiệp,
ngân sách thâm thủng bạc ngàn tỷ, công nợ leo tới 16.000 tỷ, 12 triệu di
dân bất hợp pháp, các qũy an sinh bị đe dọa phá sản trong thế hệ tới,
tất cả chỉ là chuyện nhỏ so với cải tổ y tế sẽ khắc tên Barack Obama vào
lịch sử. Ngay cả những chuyện như phí tổn cả chục ngàn tỷ của Obamacare
và việc tắc nghẽn nhà thương, bác sĩ, cũng đều là chuyện nhỏ nhất thời
so với việc lưu danh muôn thuở của TT Obama.
Cho đến bây giờ th́ việc nguyên ê-kíp kinh tế đầu tiên của TT Obama rút
lui sau hai năm đầu đă được hiểu rơ ràng hơn. Họ từ chức v́ thấy rơ TT
Obama không coi việc giải quyết khủng hoảng kinh tế là ưu tiên, đưa đến
khủng hoảng dai dẳng, thất nghiệp dây dưa, và uy tín họ bị sứt mẻ.
Vấn đề đặt ra là tác phẩm để đời đó thật ra tốt hay xấu, có lợi cho dân
hay không, và nhất là có thọ được từ thế hệ này qua thế hệ khác hay
không. Đây là câu hỏi phải cả chục năm nữa mới có câu trả lời. Chỉ biết
cho đến nay, đa số dân Mỹ vẫn chống Obamacare mạnh mẽ, và đảng Cộng Ḥa
vẫn t́m đủ cách để thu hồi luật. Chỉ cần đảng kiểm soát Hạ Viện (đă có
được rồi), và Thượng Viện (hy vọng cho năm tới) th́ Obamacare sẽ lâm
nguy. Hay chỉ cần dân Mỹ thấy chi phí y tế ngày càng leo thang và họ
không kham nổi th́ cái “affordable care” cũng sẽ bị xét lại.
Một điểm đáng lưu ư: Thượng Viện mới đây đă biểu quyết khuyến cáo thu
hồi điều lệ gia tăng thuế đánh trên các dụng cụ y khoa trong Obamacare.
Biểu quyết thu được 79 phiếu trên 100, trong đó có 32 nghị sĩ Dân Chủ
trước đây phê chuẩn Obamacare bây giờ đồng ư thu hồi điều lệ trên. Một
bước đầu nhiều ư nghiă?
(Vũ
Linh)
 |
|