báo điện
tử TRÁCH NHIỆM do Khu Hội CTNCT Việt Nam Nam California chủ trương
*
hoạt động từ 26/4/2008 *
"Những thông tin trên trang web này thể hiện quyền tự do ngôn luận
của người đưa tin; và quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ của ng
điều chúng tôi cần là đạn dược vũ khí để chiến đấu bảo vệ Ukraine chứ
không phải phương tiện di tản.” -Tổng
thống Ukraine
Kim Nguyễn
Ukraine Đang Bị Chìm Ngập Trong Biển Lửa
Trước đây đã nhiều lần Putin giải thích cho việc hơn 100,000 quân
lính tập trung tại biên giới Ukraine là để tập trận chứ không dự
định một cuộc tấn công nào. Tuy nhiên đêm 24/2, trên truyền hình
Putin đã tuyên bố “Nga sẽ thực hiện một chiến dịch quân sự đặc biệt
để bảo vệ người dân Nga sống tại Ukraine.” Putin nhấn mạnh “Bất cứ
ai can thiệp vào việc làm của chúng tôi sẽ phải chịu những hậu quả
khủng khiếp chưa từng xảy ra trong lịch sử.” Putin đã quá chủ quan,
tin tưởng rằng sẽ đánh bại Ukraine một cách mau lẹ nhưng trong thực
tế, quân đội Nga đã gặp sự chống cự mãnh liệt của Ukraine. Sau 5
ngày tấn công với xe tăng tràn vào thành phố, máy bay oanh tạc và
hỏa tiễn, tên lửa liên tục nhắm tới nhiều địa điểm quân sự cũng như
một số thành phố lớn trên toàn lãnh thổ Ukraine, Nga vẫn chưa chiếm
được thủ đô Kyiv. Biden ngỏ ý đưa Tổng Thống Ukraine ra khỏi nước
nhưng Tổng Thống này đã từ chối và nhấn mạnh “điều chúng tôi cần là
đạn dược vũ khí để chiến đấu bảo vệ Ukraine chứ không phải phương
tiện di tản.” TT Volodymyr Zelenskyy đã không bỏ chạy khi quốc gia
bị nguy biến, ông ta và gia đình vẫn cố thủ tại Kyiv, sát cánh với
người dân cương quyết bảo vệ đất nước, thật đáng ngưỡng mộ.
Bản tin của AP News, Reuters, BBC News, . . . cho hay cuộc tấn công
Ukraine của Nga đã kéo tới ngày thứ 5 nhưng quân đội Nga vẫn chưa
kiểm soát được những mục tiêu trọng yếu, đây là dấu hiệu cho thấy sự
việc đã không xảy ra theo ước muốn của Putin. Thủ đô Kyiv bị bao
vây tứ phía nhưng quân dân Ukraine vẫn quyết tử thủ với quân lính
Nga. Tới giờ này Nga vẫn không tiến chiếm được Kyiv, Putin đã tuyên
bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân. Thảm họa sẽ xảy ra cho
Ukraine, Âu Châu và thế giới nếu chiến tranh nguyên tử xảy ra.
Cộng đồng thế giới phản đối Putin
Quyết định xâm lăng Ukraine của Nga đã gây bất mãn cho toàn thế giới
(ngoại trừ Trung Cộng và vài ba quốc gia khác.) Thủ Tướng Anh
Boris Johnson đã đi tiên phong trong việc áp đặt biện pháp trừng
phạt nặng đối với Nga, loại các ngân hàng của Nga ra khỏi hệ thống
thanh toán tài chánh quốc tế (SWIFT.) Đây là vũ khí đặc biệt có khả
năng làm tê liệt hoạt động thương mại, tài chánh của Nga. Lệnh
trừng phạt này còn áp dụng đối với tài sản của cá nhân Putin, Ngoại
Trưởng Nga Sergey Lavrov và nhiều nhà tài phiệt thân cận với giới
lãnh đạo của Nga. Sau đó Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh cũng tiến
hành lệnh trừng phạt cô lập Nga trong lãnh vực tài chánh. Thêm vào
đó Đức, Úc và nhiều quốc gia trên thế giới đã bị đánh động bởi
những hình ảnh thương tâm và ý chí quyết chiến của Tổng Thống và
người dân Ukraine nên đã quyết định ào ạt gởi vũ khí cho Ukraine.
Putin đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế, dân
chúng khắp nơi trên thế giới đã biểu tình kết án hành vi xâm lược
của Putin và kêu gọi đương sự rút quân về nước.
Nhiều tiểu bang tại Hoa Kỳ như Pennsylvania, Ohio, North Carolina,
West Virginia, . . . cũng như nhiều nơi trên thế giới đã ngưng bán
rượu vodka và những sản phẩm của Nga. Tỷ phú Elon Musk của Hoa Kỳ
sau khi nhận được lời kêu gọi giúp đỡ của Phó Thủ Tướng Ukraine
Mykhailo Fedorov, đã nối kết hệ thống internet tại Ukraine với vệ
tinh Starlink để giúp cho mạng lưới internet của quốc gia này không
bị gián đoạn. Facebook cũng ủng hộ dân chúng Ukraine qua việc loại
bỏ những mạng lưới tuyên truyền của Nga nhằm chống Ukraine. Công ty
dầu khí Bristish Petroleum (BP) của Anh đã hủy bỏ cổ phần của mình
trong công ty Rosneft của Nga để chống đối cuộc xâm lăng. Sự rút
lui đột ngột này gây thiệt hại cho công ty BP tới 25 tỷ dollars, đây
là một nghĩa cử đáng thán phục. Liên Minh Âu Châu và nhiều quốc gia
khác đã đóng cửa không phận đối với các hãng hàng không của Nga.
Những quyết định sai lầm từ Obama tới Biden về vấn đề Ukraine
Năm 2013, việc chính quyền Obama can thiệp vào nội bộ chính trị của
Ukraine, lật đổ Tổng Thống đắc cử do Nga ủng hộ là một hành động
khiêu khích gây thêm căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Nga. Ngay lập tức
Putin quyết định tấn công Ukraine để báo thù và đã chiếm được Crimea
năm 2014. Crimea là bến cảng nước ấm tự nhiên, là hạ tầng cơ sở cho
căn cứ hải quân của Nga tại Sevastopol. Đây là căn cứ hải quân tốt
nhất, nơi hạm đội Biển Đen của Nga đóng quân. Chiếm được Crimea cho
phép Nga tiếp tục tiếp cận căn cứ hải quân Sevastopol, không phải lo
ngại khi hợp đồng thuê mướn kết thúc vào năm 2042. Ngoài ra, bán đảo
Crimea còn cung cấp cho Nga thêm khả năng phòng thủ chiến lược quan
trọng.
Mùa hè năm 2021, Nga đưa binh lính với tất cả những vũ khí tối tân
tới dàn quân tại biên giới Ukraine, gần một năm trôi qua mà Hoa Kỳ
và NATO đã không để ý tới, không cho là quan trọng. Trong khi đó
Ukraine lại tin rằng sẽ được Hoa Kỳ và Khối NATO yểm trợ nên đã
không có những nỗ lực tối đa để thương lượng với Nga. Gần đây trong
một lần phát biểu trước Quốc Hội Ukraine, TT Volodymyr Zenlensky đã
nói rằng “Thực tế là chúng ta không thể ngăn cản chiến tranh nếu
không có những cuộc điều đình trực tiếp với Nga.” Đêm Thứ Năm 24/2,
Nga đã sử dụng chiến thuật đánh áp đảo, xe tăng rầm rộ tràn qua biên
giới với hải lực không quân yểm trợ, tấn công Ukraine từ nhiều phía
mà Biden đã không dám trừng phạt mạnh, chỉ ra lệnh không cho phép
công dân Hoa Kỳ hoạt động đầu tư trong 2 vùng ly khai Lunansk và
Donetsk. TNS Tom Cotton nói “Biden đã từ chối trừng phạt lên ngành
sản xuất dầu khí của Nga và cũng không loại Nga ra khỏi hệ thống
thanh toán tài chánh quốc tế. Biden nói các quốc gia Âu Châu sẽ
không đồng ý làm như vậy.” Biden đã nói sai, Thủ Tướng Anh Boris
Johnson đã thuyết phục được những quốc gia đồng minh Âu Châu trừng
phạt cá nhân Putin, Ngoại Trưởng Nga Sergey Lavrov, một số nhà tài
phiệt và loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán tài chánh trên bình
diện quốc tế. Mấy ngày sau Biden mới quyết định áp dụng biện pháp
trừng phạt tài chánh này. Là Tổng Thống của một cường quốc lãnh đạo
thế giới tự do nhưng Biden đã không đứng ra lãnh đạo mà chỉ chờ đợi
và chạy theo. Uy tín của Biden đã bị xuống dốc từ cuộc rút quân thảm
hại tại Afghanistan, giờ đây trước vấn đề của Ukraine, Biden vẫn
không có những quyết định sáng suốt để lấy lại uy tín và xây dựng
lại vị thế của Hoa Kỳ trên thế giới.
Cuộc chiến có thể sớm chấm dứt?
Ngày Chủ Nhật 27/2 Putin đã ra lệnh cho các lực lượng quân đội sẵn
sàng dùng bom nguyên tử, không rõ Putin có thực sự muốn sử dụng vũ
khí cực kỳ nguy hiểm này hay không? Điều này làm cho người dân
Ukraine, Âu Châu và ngay cả người dân Hoa Kỳ rất lo lắng nhưng Biden
vẫn chưa có một thái độ rõ rệt về vấn đề này. Con người của Putin
nham hiểm, rất khó lường, những việc tưởng rằng Putin sẽ không làm
nhưng đương sự vẫn làm. Nga đang bị thế giới cô lập và trong tình
trạng tuyệt vọng, có thể Putin sẽ sử dụng bom nguyên tử.
Sáng Thứ Hai 28/2 đại diện lãnh đạo Ukraine và Nga đã họp tại biên
giới Belarus. Phía Ukraine cho biết cuộc thương lượng bàn về việc
ngưng bắn ngay lập tức và Nga sẽ rút hết các lực lượng quân đội ra
khỏi Ukraine. Phia Nga không đưa ra tuyên bố nào. Phóng viên của
AP News cho hay” “Cuộc họp đầu tiên về cuộc giao tranh giữa Ukraine
và Nga trong ngày Thứ Hai đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận
nào. Trưởng phái đoàn Nga: phụ tá hàng đầu của Putin là Vladimir
Medinsky nói cuộc họp kéo dài gần 5 tiếng, sau khi đồng ý về những
điểm quan trọng có thể thấy trước được, mọi người đồng ý tiếp tục
thảo luận trong những ngày tới.”
Trong thời gian cuộc họp diễn ra, Nga vẫn tiếp tục tiến chiếm thủ đô
Kyiv, và TT Volodymyr Zenlenskyy đã ký đơn xin gia nhập Liên Minh Âu
Châu ngay lập tức theo một thủ tục đặc biệt và gởi tới Brussels nơi
đặt trụ sở chính của Liên Minh Âu Châu. Chủ tịch khối Liên Minh Âu
Châu Charles Michel cho biết trên nguyên tắc thủ tục phải mất nhiều
năm nhưng sẽ cố gắng đưa vấn đề này ra trong cuộc họp không chính
thức của Hội Đồng Âu Châu vào ngày 10/3 tới đây. Tổng Thống Ukraine
quyết định nộp đơn xin gia nhập khối Liên Minh Âu Châu trong lúc
việc thảo luận ngưng bắn và những điều kiện khác chưa đạt được có
thể sẽ gây ảnh hưởng cho những cuộc thảo luận và làm cho tình hình
thêm phức tạp.
Nga đang đẩy mạnh cuộc chiến tại Ukraine, tăng cường thêm binh lính,
chiến xa, và sử dụng những loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm. Tình trạng
của cuộc chiến rất phức tạp và có nhiều ẩn số. Chúng ta cầu mong
rằng những người có trách nhiệm của các phe liên hệ sẽ sớm tìm ra
được một giải pháp đem lại hòa bình cho Ukraine, Âu Châu và thế giới.